GIỚI THIỆU HỆ THỐNG THỦY LỰC

Dầu thủy lực

Dầu thủy lực khi dùng cho xe nâng có 7 tác dụng chính sau:

Làm chất bôi trơn, giảm ma sát, làm mát, làm sạch cho hệ thống thủy lực. Ngoài ra, dầu thủy lực giúp truyền tải năng lượng trong quá trình năng hạ và đảm bảo cho độ kín của hệ thống thủy lực.

Nguyên nhân dầu thủy lực bị nóng gồm có:

  1. Nguyên nhân khiến dầu thủy lực bị nóng;
  2. Hậu quả mà vấn đề này sẽ gây ra;
  3. Cách khắc phục.

Đây là 1 loại dầu bảo vệ cho hệ thống thủy lực. Tuy nhiên, trong thời gian xe nâng hoạt động đã có 1 số lỗi khiến dầu thủy lực bị nóng.

Vậy nguyên nhân và hậu quả của hiện tượng này là gì?.

nguyên nhân dầu thủy lực bị nóng lên ở xe nâng như sau:

  • Bơm thủy lực: bị hỏng;
  • Hệ thống làm mát: bị trục trặc;
  • Van xả dầu: bị tắc;
  • Tình trạng dầu thủy lực: bị nhiễm bẩn;
  • Áp suất hệ thống thủy lực: bị quá tải;
  • Do hiện tượng áp suất bị tổn hao ở nhiều khâu;
    • Lượng dầu thủy lực trong xe thấp hơn mức cho phép;
    • Van xả dầu đang có sự cố;
    • Độ nhớt của dầu thủy lực đang sử dụng không phù hợp;
    • Do nhiệt độ từ môi trường bên ngoài tác động
    • Bộ làm mát dầu thủy lực bằng không khí vị nhiễm bẩn không hoạt động.
    • Dầu thủy lực bị nhiễm không khí

 

sửa xe nâng ở hà nội

Nếu dầu thủy lực bị nóng sẽ gây ra:

Không còn khả năng bôi trơn cho hệ thống thủy lực;

Xẩy ra quá trình bị oxi hóa, rỉ sét, ăn mòn. Đây là nguyên nhân phát sinh ra nhiều rắc rối khác cho xe nâng;

Giảm công suất của thiết bị (cụ thể là khả năng nâng hạ bị yếu bất thường).

Sau đây là nội dung cụ thể cho từng nguyên nhân:

1.Do bơm thủy lực xe nâng gặp vấn đề, không hoạt động được.

Bơm thủy lực có vai trò cung cấp dầu thủy lực luân hồi. Khi bơm thủy lực không thể hoạt động sẽ dẫn tới:

Tình trạng lượng dầu thủy lực phải hoạt động liên tục mà không được luân hồi để làm nguội.

Đọc Thêm  DỊCH VỤ SỬA XE NÂNG TAY

Do đó, cần phải kiểm tra tình trạng bơm thường xuyên để phát hiện sự cố kịp thời.

Đây là lỗi phổ biến và hay gặp nhất khiến tăng nhiệt độ của dầu thủy lực.

2.Hệ thống làm mát bị trục trặc:

Mọi hoạt động trong máy móc đều phát sinh ra nhiệt lượng. Nó giống như khi chúng ta chạy trong 1 thời gian ngắn sẽ khiến cơ thể nóng lên.

Nhiệt lượng sinh ra bắt nguồn từ nhiệt độ của dầu và các chi tiết máy cọ xát vào nhau tạo ra ma sát và sinh nhiệt.

Nếu muốn hạ nhiệt độ xuống thì phải sử dụng thêm hệ thống làm mát.

Chức năng của hệ thống làm mát, chính là giúp giải nhiệt cho dầu thủy lực không bị quá nhiệt.

Do đó, chỉ cần một chi tiết trong hệ thống làm mát có vấn đề thì sẽ khiến cả hệ thống dầu thủy lực nóng lên.

Ngoài làm mát cho dầu thủy lực, hệ thống này cũng có chức năng làm mát cho động cơ xe nâng.

Các hạng mục vật tư trong bộ làm mát như: két nước làm mát, quạt gió, bình nước làm mát phụ,…

3.Van xả dầu bị bí tắc:

Khi van xả dầu bị tắc dễ khiến:

dầu mát bên ngoài sẽ không thể đi vào bên trong để thay thế cho lượng dầu cũ đã bị nóng.

Kết hợp với thời gian làm việc dài sẽ dẫn tới nhiệt độ dầu thủy lực ngày càng nóng lên.

Do đó trước khi lái xe vận hành cần kiểm tra kỹ van xả dầu vào trước ca làm việc.

4.Dầu thủy lực bị nhiễm bẩn

Điều này sẽ khiến khả năng bôi trơn của dầu giảm. Gây nen tình trạng bề mặt kim loại trong hệ thống bị nóng lên do ma sát. Lượng nhiệt này lại tác động trực tiếp vào dầu thủy lực, khiến gia tăng nhiệt độ của hệ thống này.

Hiện nay, dầu thủy lực bán trên thị trường vẫn chứa nhiều tap chất. Do nhiều chủ cơ sở kinh doanh dầu muốn gia tăng lợi nhuận.

Nếu không kiểm soát được chất lượng dầu đầu vào thì khó tránh được hiện tượng dầu thủy lực bị nóng lên.

Đọc Thêm  HIỆN TƯỢNG HƯ HỎNG PHANH

Chú ý:

Ngoài giảm khả năng bôi trơn và làm tăng nhiệt độ dầu thủy lực. Dầu thủy lực bẩn cũng đem lại nhiều mối nguy hại cho xe nâng.

Như: dễ bị mài mòn, gỉ sét… và làm hư hại nghiêm trọng đến các linh phụ kiện khác của xe.

Do áp suất hệ thống thủy lực bị quá tải:

Điều này dẫn tới lưu lượng dầu trong máy lưu thông không kịp và khiến dầu thủy lực nóng lên.

6.do xảy ra hiện tượng áp suất bị tổn hao ở nhiều khâu:

Giống như máy bơm bị hỏng, điều này cũng khiến lượng dầu cũ không thể đẩy ra ngoài để dầu mới thay thế vào.

Dầu cũ phải làm việc liên tục nên nhiệt độ càng ngày càng cao.

7.Trong thùng chứa còn quá ít dầu:

Quý vị dùng que thăm dầu để kiểm tra mức dầu có nằm trong vạch cho phép hay không.

Nếu lượng dầu thủy lực còn quá ít sẽ không đủ để luân hồi và làm mát. Ngoài làm dầu bị nóng lên còn khiến khả năng nâng hạ bị yếu đi.

Vì thế việc kiểm tra dầu thủy lực cần diễn ra hang ngày để bổ sung kịp thời.

8.Van xả dầu gặp sự cố cũng là nguyên nhân khiến dầu thủy lực bị nóng:

Khi van xả bị tắc, nghẽn hay rò rỉ… sẽ cản trở độ thông thoáng cho dầu mới vào thay thế cho phần dầu cũ đang nóng.

Do vậy cần vệ sinh lại hoặc thay thế theo tình trạng của van xả.

9.Bị ảnh hưởng trực tiếp bởi nhiệt độ của môi trường bên ngoài:

Vào những ngày hè có thời tiết nắng nóng sẽ gây ra oi bức và nhiệt độ tăng cao.

Điều này, khiến cho toàn bộ hệ thống máy móc và dầu thủy lực cũng bị nóng lên một cách tự nhiên.

Lúc này rất cần bộ phận làm mát làm việc hết công suất.

Do đó, mùa hè cần kiểm tra và bổ sung nước làm mát thường xuyên và liên tục;

10.Độ nhớt của dầu thủy lực đang sử dụng không phù hợp:

Đọc Thêm  CẤU TẠO HỆ THỐNG PHANH

Nếu độ nhớt của dầu thủy lực quá thấp không phù hợp với vị trí làm việc sẽ khiến:

Màng dầu quá mỏng sẽ làm cho kim loại tiếp xúc trực tiếp với kim loại. Dẫn đến các bộ phận bị ma sát và bịmài mòn quá mức.

Dầu có độ nhớt thấp cũng làm tăng nguy cơ rò rỉ bên trong hệ thống thủy lực;

Tạo ra hiệu suất thể tích thấp hơn của máy bơm và động cơ khiến khả năng nâng hạ yếu.

dịch vụ sửa xe nâng

Cách khắc phục lỗi dầu thủy lực bị nóng:

Đầu tiên: khi có sự cố cần kiểm tra hiện trạng của máy móc.

Kiểm tra các linh kiện, phụ kiện bên trong và bên ngoài có gặp vấn đề hay sự cố gì không.

Nếu có, cần tìm cách khắc phục ngay trước khi dẫn tới các lỗi lớn hơn cho xe nâng.

Thứ hai: phải chọn dầu thủy lực chất lượng tốt và có độ nhớt phù hợp với xe nâng.

Điều này sẽ mang lại hiệu quả cho hoạt động bôi trơn của hệ thống và chống gỉ sét, ăn mòn một cách tối ưu nhất.

Hệ thống thủy lực càng hoạt động trơn tru, ổn định, thì càng hạn chế tối đa tình trạng dầu thủy lực bị nóng.

Thứ 3: cần tiến hành kiểm tra dầu thủy lực thường xuyên. Dùng que thăm dầu kiểm tra màu sắc và lượng dầu còn lại trong thùng chứa.

nếu không có thợ kỹ thuật chuyên xử lý sự cố về xe nâng, Quý vị nên liên hệ tới dịch vụ sửa chữa và bảo dưỡng xe nâng bên ngoài.

Sau bao lâu phải thay dầu thủy lực 1 lần?

Quý vị có thể thay dầu thủy lực theo mốc số giờ hoạt động. Theo khuyến cáo của nhà sản xuất sẽ sau khoảng 1000h hoạt động của xe.

Tùy vào công suất xe mà sử dụng lượng dầu sao cho phù hợp. Mức dầu phải trong vạch cho phép, không quá nhiều hay quá ít.

Hy vọng nội dung bài viết đem lại nhiều thông tin bổ ích cho Quý vị. Khi có sự cố về xe nâng hàng, Hãy gọi cho chúng tôi Dịch vụ xe nâng T&T

 

Developed by Tiepthitute
Developed by Tiepthitute
Gọi ngay